Giảm lượng đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường

close
THIÊN MA HIỆU QUẢ NHẤT
+ Yêu thích + Tra cứu vận chuyển + Kết bạn Facebook Đăng nhập Đăng ký Trang của tôi
Menu

Tin tức sự kiện

Giảm lượng đường huyết cho người bị bệnh tiểu đường

Chia sẻ bí quyết

 

MẸO KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT ỔN ĐỊNH, NGĂN NGỪA BIẾN CHỨNG

Tình trạng đường huyết dao động không ổn định ở người mắc tiểu đường hay đái tháo đường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết ổn định, gần mức bình thường là rất quan trọng để giúp người mắc đái tháo đường sống khoẻ mạnh, ngăn ngừa biến chứng. Glucerna xin cung cấp những thông tin căn bản giúp bạn nhận biết, phòng tránh và xử lý đúng cách khi đường huyết của bạn rơi vào "vùng nguy hiểm".

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến đường huyết?

Ở người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết dao động trong ngày chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

  • Chế độ ăn: khi không tuân thủ chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng khem không đủ dinh dưỡng.

  • Căng thẳng tâm lý.

  • Mắc các bệnh khác phối hợp dẫn đến đường huyết lên cao.

  • Thuốc: thời gian uống thuốc, các loại thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các thuốc khác có thể có hiệu ứng khác nhau đối với đường huyết của bạn.

  • Thể dục: tập thể dục với cường độ nhẹ hay nặng sẽ làm giảm hoặc tăng đường huyết.

Mỗi người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) có đáp ứng khác nhau với các yếu tố nêu trên.

“Vùng đường huyết nguy hiểm” của bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là gì?

Là khi đường huyết quá thấp hay quá cao. Đường huyết được xem là bất thường khi:

  • Lúc đói đường huyết <70 mg/dL (3,9mmol/L).

  • Sau ăn 2 giờ đường huyết > 200mg/dL (11,1mmol/L).

Đường huyết trong “vùng nguy hiểm” gây ra những hậu quả gì?

  • Đường huyết hạ quá mức, xuống thấp dưới 60mg/dL dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

  • Đường huyết tăng cao trên 180mg/dL gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não…

  • Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu…

  • Đường huyết dao động nhiều, lúc quá cao, lúc quá thấp cũng đưa đến các biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Vùng đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết sau đây là an toàn đối với đa số người bệnh đái tháo đường:

  • Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL (5,0mmol/L – 7,2mmol/L).

  • Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: dưới 180mg/dL (10mmol/L).

  • Đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL – 150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L).

Tuy nhiên, mức đường huyết an toàn, thích hợp còn tùy thuộc vào tuổi tác, độ nặng các biến chứng và bệnh lý đi kèm. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể đối với tình trạng của bản thân.

Làm gì khi có đường huyết bất thường?

  • Khi đường huyết thấp: nên ăn một ít bánh ngọt, kẹo, uống sữa hoặc nước đường.
  • Khi đường huyết tăng: nên xem lại chế độ ăn, thức ăn, kiểm tra xem bạn có quên uống thuốc không.
  • Sau đó nên đi khám bệnh để được tư vấn và điều chỉnh thuốc.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Làm sao để tránh được vùng đường huyết nguy hiểm?

Ngay từ lúc được chẩn đoán mắc đái tháo đường (tiểu đường), bạn cần phải biết cách tự chăm sóc và theo dõi bệnh hằng ngày.

  • Tự theo dõi đường huyết và biết mức đường huyết cần đạt (vùng đường huyết an toàn).
  • Biết cách xử lý khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.
  • Tuân thủ chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đủ dinh dưỡng.
  • Luyện tập thể dục hằng ngày: chọn hoạt động an toàn và hiệu quả nhất, ví dụ đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày là phù hợp với đa số bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường).
  • Dùng thuốc điều trị đái tháo đường (uống, tiêm) đúng cách, đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Ngưng hút thuốc lá.

Kiểm soát tốt đường huyết, đưa đường huyết ra ngoài vùng nguy hiểm giúp bạn sống cân bằng, khỏe mạnh và giảm biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và nên kiêng gì?

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để bảo vệ và duy trì sức khỏe bản thân.

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

tiểu đường
Bị tiểu đường nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày

 

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

Liên kết nhanh
Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến

Chuyên viên tư vấn:
0903 096 286


 

DỊch vụ soi mách máu miễn phí.

09.03.2020

Tôi rất hài lòng về dịch vụ soi mạch máu của công ty. Nhân viên rất nhiệt tình. Tôi không phải đi ra ngoài với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Thiên Ma Snail

11.03.2020

Ba mẹ tôi bị đau xương khớp, sau khi sử dụng Thiên Ma Snail trong 2 tháng thì bây giờ đã không còn cảm thấy đau nữa.

Thiên Ma 100

02.04.2021

Triệu chứng tê bì chân tay giảm hẳn sau 2 tháng sử dụng.

Thiên Ma Premium 100

02.04.2021

San pham tot

Nước ép Lê, hoa Chuông và quả Thanh Yên

28.10.2021

Sau 1 tháng sử dụng sức khoẻ của tôi cải thiện hẳn. Ngủ ngon hơn.

Ngũ cốc dinh dưỡng TAYO

15.10.2018

Sản phẩm tốt dành cho trẻ biến ăn. Ủng hộ

Thiên Ma Cao

15.10.2018

Sản phẩm ok. Giao hàng hơi chậm nên trừ 1 sao nhé.

Chunmani Thiên Ma DAM

13.10.2018

Mùi hơi lạ nhưng hiệu quả tốt. Đã từng dùng 1 lần con gửi từ Hàn và mua ở Việt Nam để tiện hơn.

Chunmani Snail

13.10.2018

Sản phẩm có hiệu quả đối với trường hợp xương khớp chưa ở mức nặng. Ba mình bị nặng thì dùng không cải thiện mấy nhưng mẹ dùng lại thấy rất tốt. Mọi người có thể dùng thử

Chunma Dam

19.11.2019

ok. hang tot. nhan vien nhiet tinh

Bài viết liên quan

05th11

Liệu có thể vừa béo phì vừa khỏe mạnh?

Liệu có thể vừa béo phì vừa khỏe mạnh?

Tờ Daily Mail dẫn nghiên cứu thực hiện trên gần 3 triệu người cho thấy béo phì dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

05th11

5 cách giúp giảm đau viêm khớp mà không phải uống thuốc

5 cách giúp giảm đau viêm khớp mà không phải uống thuốc

Viêm khớp là căn bệnh đặc trưng với tình trạng viêm và đau ở khớp. Một số dạng viêm khớp có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

05th11

Ăn cà tím giúp phòng ngừa những bệnh nào?

Ăn cà tím giúp phòng ngừa những bệnh nào?

Cà tím phổ biến trong bữa ăn của người dân ở nhiều quốc gia. Cà tím giàu dinh dưỡng và có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, từ tim mạch đến ung thư.

05th11

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cơn đột quỵ não

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cơn đột quỵ não

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

04th11

Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh ở người mỡ máu cao

Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh ở người mỡ máu cao

Thời tiết lạnh làm mạch máu co lại có thể gây tăng huyết áp - nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì thế người sau 50 tuổi, bị mỡ máu cao, có nguy cơ đột quỵ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

04th11

Những điều không ngờ có thể gây ung thư

Những điều không ngờ có thể gây ung thư

Những điều không ai ngờ lại làm bạn dễ bị ung thư hơn; Nếu bạn gặp trục trặc "chuyện ấy", thủ phạm có thể là do hút thuốc... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

03th11

3 lý do bạn không nên tập thể dục trước khi đi ngủ

3 lý do bạn không nên tập thể dục trước khi đi ngủ

Buổi sáng bận rộn và cả ngày vẫn không hết việc khiến bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tập thể dục vào ban đêm?

03th11

Người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng tâm thần

Người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng tâm thần

Nghiên cứu cho rằng các triệu chứng tâm thần như tâm trạng bất ổn, hoang tưởng, ý nghĩ tự tử có khả năng xuất hiện ở bệnh nhân Covid-19. Nguyên nhân là do cơ chế phản ứng với virus của hệ miễn dịch đã ảnh hưởng đến não.

01th11

Ngủ thế này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 58%

Ngủ thế này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 58%

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ không ngủ đủ giấc vào ban đêm.

01th11

Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây vô sinh

Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây vô sinh

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11 này trên toàn quốc. Các chuyên gia y tế khẳng định vắc xin an toàn.

    
    • https://tiki.vn/cua-hang/tap-doan-mik-han-quoc
    • https://shopee.vn/thien_ma_chunmani_viet_nam
    • https://www.sendo.vn/shop/thien-ma-chunmani-viet-nam
    • https://shop.zaloapp.com/store?id=23f8d2e4ecae05f05cbf&tab=store
    Hotline: 0903 096 286 Đặt lịch soi máu Đường dẫn đến Chunmani Việt Nam Câu hỏi thường gặp
    Hình

    0903 096 286