Tỷ lệ người cao tuổi bị sa sút trí tuệ ngày càng tăng

close
THIÊN MA HIỆU QUẢ NHẤT
+ Yêu thích + Tra cứu vận chuyển + Kết bạn Facebook Đăng nhập Đăng ký Trang của tôi
Menu

Tin tức sự kiện

Tỷ lệ người cao tuổi bị sa sút trí tuệ ngày càng tăng

Chia sẻ bí quyết

Trung bình mỗi người cao tuổi ở Việt Nam thường mắc các bệnh phổ biến như: Tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn và điển hình nhất là sa sút trí tuệ (SSTT), trong khi nước ta là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đòi hỏi các ngành chức năng có những giải pháp nhận diện đầy đủ và có biện pháp ứng phó bệnh SSTT.

Tỷ lệ người cao tuổi bị sa sút trí tuệ ngày càng tăng

Các bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) trao đổi, động viên người bệnh sa sút trí tuệ.

Sự già hóa dân số dẫn đến sự chuyển dịch về gánh nặng bệnh tật. Trước đây, gánh nặng bệnh tật là các bệnh truyền nhiễm thì hiện nay chuyển sang các bệnh không lây nhiễm trong đó có SSTT. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, cứ ba giây thì thế giới có thêm một người bị SSTT và số người bị SSTT tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm. Chi phí chăm sóc, điều trị người bệnh SSTT là khoảng 800 tỷ USD.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi có 11% số dân là những người trên 60 tuổi và là một trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất. Tốc độ già hóa nhanh trong bối cảnh vẫn là một nước có mức thu nhập trung bình thấp đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe, khi trung bình mỗi người cao tuổi thường mắc các bệnh sau: Tim mạch, đái tháo đường, viêm phổi tắc nghẽn... điển hình nhất là SSTT.

SSTT là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não, với đặc trưng là các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục. Ngoài rối loạn các lĩnh vực và nhận thức, người bệnh SSTT có thể có nhiều triệu chứng rối loạn tâm lý, hành vi. SSTT có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm từ 60% đến 80% tổng số các bệnh nhân SSTT).

Theo TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), biểu hiện đầu tiên của bệnh SSTT là suy giảm trí nhớ, mà giai đoạn đầu chủ yếu là giảm trí nhớ ngắn hạn; tiếp đến, người bệnh có biểu hiện vong ngôn (nói lặp từ, khó tìm từ khi nói, thêm từ lạ, không gọi được tên đồ vật, nói, viết sai); vong tri (không nhận ra người quen cũ, người thân, nhận nhầm, không nhận ra đồ vật quen thuộc); vong hành (vụng về trong thao tác nghề nghiệp, khó khăn trong việc tự ăn uống, vệ sinh cá nhân, rối loạn trong trang phục, không sử dụng được công cụ, trang thiết bị trong gia đình); suy giảm khả năng điều hành (giảm khả năng tính toán, sáng tạo, lập kế hoạch, ra quyết định). Người bệnh còn có biểu hiện biến đổi nhân cách xuất hiện sớm: Thụ động (thờ ơ, cách ly xã hội), mất kiềm chế (nói năng linh tinh, tự cho mình là trung tâm, kích động rất thường gặp và thường nặng lên khi bệnh tiến triển, kích động về lời nói, hành động, các hành vi không phù hợp như đi lang thang…).

Nguyên nhân của SSTT là do thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer); SSTT thể Lewy; bệnh Parkinson; do rối loạn thần kinh và chấn thương (chấn thương sọ não, xơ cứng rải rác); do các bệnh nhồi máu não, xuất huyết não, viêm não; do rối loạn nội tiết (đái tháo đường, suy giáp, cường giáp); do sử dụng thuốc, lạm dụng chất (thuốc an thần, rượu, ma túy)... Do vậy, những người có các dấu hiệu sớm: Giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hằng ngày; khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề; khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc; nhầm lẫn về thời gian và không gian; khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian; phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết, đọc; đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ; giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định; thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội; thay đổi cảm xúc và nhân cách thì cần được tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá tình hình. Việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế sớm sẽ giúp chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp giúp chặn hoặc làm chậm quá trình SSTT cho người bệnh. Đáng chú ý, SSTT có thể khởi phát khi còn trẻ, song chủ yếu là ở tuổi già. Nếu như ở lứa tuổi 60 chỉ có khoảng 5% số người bị SSTT, thì đến mức 80 tuổi có tới một phần ba số người già mắc hội chứng này.

Các phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc toàn diện không những có thể làm giảm các triệu chứng mà còn làm chậm quá trình tiến triển của bệnh SSTT. Mặt khác, để phòng ngừa và làm chậm quá trình SSTT, người cao tuổi cần hoạt động trí não thường xuyên như đọc báo giấy, đọc sách, tham gia các buổi sinh hoạt... nên luyện tập thể dục đều đặn và nhẹ nhàng. Khi dùng các loại thuốc bổ não, dưỡng não cần có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ.

 
Liên kết nhanh
Hỗ trợ trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến

Chuyên viên tư vấn:
0903 096 286


 

DỊch vụ soi mách máu miễn phí.

09.03.2020

Tôi rất hài lòng về dịch vụ soi mạch máu của công ty. Nhân viên rất nhiệt tình. Tôi không phải đi ra ngoài với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Thiên Ma Snail

11.03.2020

Ba mẹ tôi bị đau xương khớp, sau khi sử dụng Thiên Ma Snail trong 2 tháng thì bây giờ đã không còn cảm thấy đau nữa.

Thiên Ma 100

02.04.2021

Triệu chứng tê bì chân tay giảm hẳn sau 2 tháng sử dụng.

Thiên Ma Premium 100

02.04.2021

San pham tot

Nước ép Lê, hoa Chuông và quả Thanh Yên

28.10.2021

Sau 1 tháng sử dụng sức khoẻ của tôi cải thiện hẳn. Ngủ ngon hơn.

Ngũ cốc dinh dưỡng TAYO

15.10.2018

Sản phẩm tốt dành cho trẻ biến ăn. Ủng hộ

Thiên Ma Cao

15.10.2018

Sản phẩm ok. Giao hàng hơi chậm nên trừ 1 sao nhé.

Chunmani Thiên Ma DAM

13.10.2018

Mùi hơi lạ nhưng hiệu quả tốt. Đã từng dùng 1 lần con gửi từ Hàn và mua ở Việt Nam để tiện hơn.

Chunmani Snail

13.10.2018

Sản phẩm có hiệu quả đối với trường hợp xương khớp chưa ở mức nặng. Ba mình bị nặng thì dùng không cải thiện mấy nhưng mẹ dùng lại thấy rất tốt. Mọi người có thể dùng thử

Chunma Dam

19.11.2019

ok. hang tot. nhan vien nhiet tinh

Bài viết liên quan

05th11

Liệu có thể vừa béo phì vừa khỏe mạnh?

Liệu có thể vừa béo phì vừa khỏe mạnh?

Tờ Daily Mail dẫn nghiên cứu thực hiện trên gần 3 triệu người cho thấy béo phì dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

05th11

5 cách giúp giảm đau viêm khớp mà không phải uống thuốc

5 cách giúp giảm đau viêm khớp mà không phải uống thuốc

Viêm khớp là căn bệnh đặc trưng với tình trạng viêm và đau ở khớp. Một số dạng viêm khớp có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

05th11

Ăn cà tím giúp phòng ngừa những bệnh nào?

Ăn cà tím giúp phòng ngừa những bệnh nào?

Cà tím phổ biến trong bữa ăn của người dân ở nhiều quốc gia. Cà tím giàu dinh dưỡng và có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, từ tim mạch đến ung thư.

05th11

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cơn đột quỵ não

5 dấu hiệu cho thấy bạn đang có một cơn đột quỵ não

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

04th11

Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh ở người mỡ máu cao

Nguy cơ đột quỵ mùa lạnh ở người mỡ máu cao

Thời tiết lạnh làm mạch máu co lại có thể gây tăng huyết áp - nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì thế người sau 50 tuổi, bị mỡ máu cao, có nguy cơ đột quỵ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

04th11

Những điều không ngờ có thể gây ung thư

Những điều không ngờ có thể gây ung thư

Những điều không ai ngờ lại làm bạn dễ bị ung thư hơn; Nếu bạn gặp trục trặc "chuyện ấy", thủ phạm có thể là do hút thuốc... là những thông tin bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

03th11

3 lý do bạn không nên tập thể dục trước khi đi ngủ

3 lý do bạn không nên tập thể dục trước khi đi ngủ

Buổi sáng bận rộn và cả ngày vẫn không hết việc khiến bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tập thể dục vào ban đêm?

03th11

Người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng tâm thần

Người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện triệu chứng tâm thần

Nghiên cứu cho rằng các triệu chứng tâm thần như tâm trạng bất ổn, hoang tưởng, ý nghĩ tự tử có khả năng xuất hiện ở bệnh nhân Covid-19. Nguyên nhân là do cơ chế phản ứng với virus của hệ miễn dịch đã ảnh hưởng đến não.

01th11

Ngủ thế này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 58%

Ngủ thế này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 58%

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, 1/3 số người trưởng thành ở Mỹ không ngủ đủ giấc vào ban đêm.

01th11

Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây vô sinh

Vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em không gây vô sinh

Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 - 17 tuổi chính thức triển khai từ đầu tháng 11 này trên toàn quốc. Các chuyên gia y tế khẳng định vắc xin an toàn.

    
    • https://tiki.vn/cua-hang/tap-doan-mik-han-quoc
    • https://shopee.vn/thien_ma_chunmani_viet_nam
    • https://www.sendo.vn/shop/thien-ma-chunmani-viet-nam
    • https://shop.zaloapp.com/store?id=23f8d2e4ecae05f05cbf&tab=store
    Hotline: 0903 096 286 Đặt lịch soi máu Đường dẫn đến Chunmani Việt Nam Câu hỏi thường gặp
    Hình

    0903 096 286